Nhu cầu dầu thế giới dự báo hạ nhiệt

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đều đã cắt giảm tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm sau.

Sự hồi phục yếu của nền kinh tế thế giới, đặc biệt kinh tế Trung Quốc được cho là khiến nhu cầu dầu năm 2023 tăng trưởng chậm lại. Đồng thời xu thế sử dụng xe điện cũng sẽ khiến việc tiêu thụ xăng, dầu giảm khi một nửa nhu cầu dầu hiện nay được sử dụng cho các phương tiện giao thông.

OPEC+ có tiếp tục cắt giảm sản lượng?

Cách đây không lâu, các nước Vùng Vịnh đã dùng hình ảnh những cơn gió ngược để mô tả cho tình thế mà của họ trong năm 2023. Các dự báo giờ đây hầu như đều thống nhất là nhu cầu dầu của thế giới trong năm tới sẽ giảm do nguy cơ hiện hữu khá rõ ràng đối với nền kinh tế.

Tuy vậy, các dự báo cũng cho rằng tình thế của nền kinh tế hiện nay chưa đến mức nghiêm trọng như hồi khủng hoảng tài chính năm 2008. Câu hỏi lớn hơn giờ đây là chính sách về sản lượng của OPEC hay OPEC+ sẽ như thế nào? Liệu OPEC+ có cắt giảm sản lượng nữa hay không?

Điều này chưa rõ nhưng khả năng OPEC+ lại có thêm bước đi cắt giảm sâu như mới đây được cho là không nhiều. Bộ trưởng Năng lượng của OMAN – một đối tác quan trọng trong OPEC+ mới đây đã tuyên bố giá dầu sau mùa đông này sẽ không thể tiếp tục căng thẳng như hiện nay được và phải lùi về trở lại dưới mốc 90 USD/thùng.

Xem thêm:   Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vượt mốc 500 tỷ USD

Theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế thì giá dầu trung bình trong năm 2023 sẽ giảm xuống còn khoảng 95 USD/thùng, 102 USD/thùng – mức trung bình được dự báo cho năm 2022 này.

EU cấm nhập khẩu dầu Nga

Một sự kiện đáng chú ý sẽ tác động nhiều tới thị trường dầu trong năm sau chính là việc từ ngày 5/12 tới Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước Công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ chính thức áp lệnh cấm nhập khẩu với dầu mỏ của Nga.

Số liệu mới cho thấy, EU đã giảm khoảng 50% lượng dầu nhập từ Nga trong tháng 10 so với giai đoạn trước khi xung đột tại Ukraine nổ ra. Dự báo sau ngày 5/12, khoảng 1,5 triệu thùng dầu mà Nga đang xuất sang EU sẽ phải tìm người mua mới.

Nhu cầu dầu thế giới dự báo hạ nhiệt - Ảnh 1.

Sự hồi phục yếu của nền kinh tế thế giới, đặc biệt kinh tế Trung Quốc được cho khiến nhu cầu dầu năm 2023 tăng trưởng chậm lại. Ảnh minh họa.

Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu

Theo Trung tâm Phát triển Năng lượng, trong tháng 12 Nga có thể cắt giảm sản lượng dầu 1,5 đến 1,7 triệu thùng/ngày so với mức của tháng 6 đến tháng 10, tức xuống chỉ còn 9 triệu thùng mỗi ngày. Việc Nga chủ động cắt giảm sản lượng liên quan đến quyết định của OPEC và cả lệnh cấm vận của EU đối với dầu mỏ Nga.

Xem thêm:   Việt Nam – EU hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng đa dạng bền vững

Theo các chuyên gia, khối lượng dầu cung cấp cho châu Âu sẽ không nhanh chóng được chuyển hướng sang các thị trường khác do phương Tây đưa ra các hạn chế đối với bảo hiểm hàng hóa dầu Nga theo “giá trần”.

Chuyên gia Nga không loại trừ khả năng mức giá trần mà phía Mỹ áp đặt cho dầu Nga sẽ thay đổi, không phải là 60, mà có thể là 70 hay 80 USD/ thùng, khi Phương Tây nhận thức được những rủi ro nghiêm trọng phát sinh từ các biện pháp này.

Nhu cầu dầu thế giới dự báo hạ nhiệt - Ảnh 2.

Nga đang tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu dầu thô sang các nước châu Á là Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ trước khi lệnh cấm của EU có hiệu lực. Ảnh minh họa.

Ở thời điểm này, Nga đang tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu dầu thô sang các nước châu Á là Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ trước khi lệnh cấm của EU có hiệu lực. Khối lượng dầu xuất khẩu của Nga trong tháng 10 vừa qua đã tăng 165.000 thùng mỗi ngày, lên mức 7,7 triệu thùng mỗi ngày.

Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng cảnh báo nguy cơ thị trường dầu trở nên bất ổn. Việc áp đặt một mức trần giá dầu có thể phần nào xoa dịu những căng thẳng thị trường, song không thể ngăn được các biến động khó lường trong khi còn tồn tại các thách thức về hậu cần.

Xem thêm:   Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vượt mốc 500 tỷ USD

Các chuyên gia cho rằng, lệnh cấm nhập khẩu dầu và áp giá trần với dầu Nga là những biện pháp chưa từng có tiền lệ. Liệu những quốc gia như Trung Quốc hay Ấn Độ có chịu hạn chế bởi các quy định từ EU hay G7? Chính điều này đang tạo ra dấu hỏi về quy mô ảnh hưởng. Quy định cấm nhập khẩu dự báo sẽ tiềm ẩn rủi ro làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng nguồn cung dầu diesel tại châu Âu.

Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/nhu-cau-dau-the-gioi-du-bao-ha-nhiet-2022111810365705.htm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *